Bản Vẽ M&Amp;E Là Gì ? Cách Đọc Bản Vẽ Chuẩn Nhất Cách Đọc Bản Vẽ Chuẩn Nhất

CÁCH ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG NHÀ Ở

HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC BẢN VẼ THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ Ở ĐƠN GIẢN, DỄ HIỂU NHẤT


Với một người có nhu cầu xây dựng nhà cửa hoặc muốn tìm hiểu về xây dựng, kết cấu thì đọc bản vẽ xây dựng là điều cơ bản quan trọng nhất. Biết đọc bản vẽ xây dựng là một trong những yêu cầu cần thiết và tối thiểu của bất kỳ ai đó khi bắt tay vào thực hiện, thi công công trình. Biếtcách đọc bản vẽ xây dựnggiúp kiến trúc sư hiểu rõ hơn về sản phẩm của mình, chủ nhà có thể trao đổi cùng kiến trúc sư về các vấn đề liên quan.

Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước cơ bản nhất để biết cách đọc một bản vẽ xây dựng cho nhà ở.

Bạn đang xem: Bản Vẽ M&Amp;E Là Gì ? Cách Đọc Bản Vẽ Chuẩn Nhất Cách Đọc Bản Vẽ Chuẩn Nhất


Khái niệm bản vẽ xây dựng


Nếu bạn không phải là người trong ngành, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc không biết bản vẽ xây dựng là gì. Bản vẽ xây dựng là một tổ hợp mặt bằng, mặt bên, mặt đứng và mặt cắt của các vật thể trong công trình. Hay nói cách khác theo chuyên ngành đó là bản vẽ mà người thiết kế minh họa lại bằng các ký hiệu bản vẽ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Mục đích của bản vẽ xây dựng đó là cung cấp hình ảnh để bắt tay vào thực hiện thi công, tránh sai sót, sự mô hồ hay nhầm lẫn. Bản vẽ xây dựng có thể được chuẩn bị bằng tay, nhưng thông thường hơn là chúng phải được chuẩn bị bằng phần mềm thiết kế kiến trúc hỗ trợ máy tính (CAD).


*
Nắm được ký hiệu cơ bản khi đọc bản vẽ xây dựng

Hiện nay bản vẽ xây dựng có nhiều loại khác nhau như:

Bản vẽ phác thảo: Bản vẽ phác thảo hay còn gọi là bản vẽ khái niệm. Đây là kiểu bản vẽ tự do, sử dụng nhanh chóng và đơn giản để khám phá những ý tưởng ban đầu cho thiết kế. Mục đích chỉ đơn thuần là điều tra và truyền đạt các nguyên tắc thiết kế cũng như khái niệm thẩm mỹ.

Bản vẽ thi cônglà bản vẽ làm việc hoặc bản vẽ xây dựng cung cấp thông tin về kích thước, đồ họa có thể sử dụng cho công trình. Sau đó, chúng có thể được sử dụng để phát triển và truyền đạt tóm tắt, điều tra các trang web tiềm năng và đánh giá các tùy chọn, phát triển ý tưởng đã được phê duyệt thành một thiết kế mạch lạc và phối hợp.

Bản vẽ kỹ thuật: Một bản vẽ kỹ thuật là một loại bản vẽ kỹ thuật dùng để xác định các yêu cầu về kỹ thuật sản phẩm hoặc các thành phần. Thông thường, mục đích của bản vẽ kỹ thuật là nắm bắt rõ ràng và chính xác tất cả các đặc điểm hình học của sản phẩm hoặc thành phần để nhà sản xuất hoặc kỹ sư có thể sản xuất vật phẩm cần thiết.

Công dụng của bản vẽ chi tiết là gì ?

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nên có bản vẽ xây dựng trước khi bắt tay vào thực hiện chưa. Thực tế cho thấy, có bản vẽ xây dựng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình thi công đó.

Tiết kiệm chi phí: Chi phí là một trong những vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm khi bắt tay vào xây nhà hay thực hiện một công trình nào đó. Vì vậy có bản vẽ xây dựng sẽ giúp bạn ước chừng được chi phí cần bỏ ra, tính toán được số lượng vật liệu cần thiết cũng như toàn bộ chi phí chi tiết trong ngôi nhà. Nếu khoản này có phát sinh thì cũng không đáng kể, vẫn trong tầm kiểm soát của bạn. Vì vậy đó là lý do đầu tiên bạn nên có bản vẽ xây dựng trước khi thực hiện.

Ước lượng khối lượng vật tư: Một công trình đó cần những vật tư gì, khối lượng như thế nào. Bạn có thể dựa vào bản vẽ xây dựng để chuẩn bị vật tư cần thiết, đảm bảo việc thi công được diễn ra được thuận lợi và đúng giai đoạn. Đồng thời có được khối lượng vật tư này, bạn sẽ tính toán được phần nào chi phí cho ngôi nhà hay công trình của bạn.

Đảm bảo tính thẩm mỹ:Dựa vào bản vẽ xây dựng, chủ nhà sẽ phần nào hình dung được sản phẩm sau khi hoàn thiện như thế nào. Sản phẩm đó có đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng khi sử dụng hay không. Từ đó chủ đầu tư có thể thay đổi hay sửa theo mong muốn dựa trên góp ý của kiến trúc sư để không gian sống cũng như công trình được hoàn thiện nhất.

Các quy định, ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kếTrong bản vẽ xây dựng, khung bảng vẽ là hình chữ nhật dùng để giới hạn phần giấy và thông tin trên đó. Khung bên ngoài là nét liền đậm, cách mép từ giấy sau khi xén 10mm đối với khổ A0 và A1, hoặc 5mm đối với khổ giấy A2, A3 và A4. Đối với hồ sơ của các bản vẽ sẽ được đóng thành tập, cạnh trái của khung bản vẽ cách mép tờ giấy 25mm để đóng gáy.


*


Khung tên bản vẽ kỹ thuật có thể được đặt theo chiều dọc hoặc chiều ngang phụ thuộc vào cách trình bày của người thiết kế. Đa số khung tên được đặt cạnh dưới và góc phải của bản vẽ. Trong đó khung tên của mỗi bản vẽ phải được đặt sao cho các chữ ghi trên khung tên có dấu hướng lên trên hay hướng sang trái đối với bản vẽ để thuận tiện cho việc tìm kiếm bản vẽ và giữ cho bản vẽ không bị thất lạc.

Bản vẽ thiết kế công trình được đặt trên khổ giấy A3 và khung tên được bố trí bên phải của trang giấy nằm ngang. Nội dung ở khung tên gồm các thông tin sau:

Xem thêm: tự long thi ai là triệu phú

Số thứ tựNội dung cần ghi
1Phần ghi chú gồm: Lần nộp, nội dung điều chỉnh và ngày nộp.
2Tên chủ đầu tư và địa chỉ, chức danh nếu có
3Tên dự án và địa chỉ của dự án
4Tên công trình
5Tên đơn vị tư vấn thiết kế, địa chỉ, chức danh, ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu công ty
6Hạng mục thực hiện: Kiến trúc, kết cấu hay điện nước
7Tên bản vẽ
8Số hợp đồng
9Giai đoạn thực hiện
10Năm hoàn thành
11Tỉ lệ bản vẽ
12Ký hiệu bản vẽ

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ thiết kế

Tỷ lệ của bản vẽ là tỷ số giữa kích thước đo trên hình biểu diễn và kích thước tương ứng đo trên vật thể ngoài thực tế. Tùy theo khổ bản vẽ, kích thước và mức độ phức tạp của đối tượng cần biểu diễn mà lựa chọn một trong các tỷ lệ: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 hay 1:2000. Vậy tỉ lệ này tương ứng với các thông số như thế nào trong bản thiết kế.

Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000 là phạm vi tỉ lệ bản vẽ nhỏ, được thu nhỏ lại rất nhiều so với thực tế. Tỉ lệ này thường áp dụng với những kích thước lớn như bản vẽ bản đồ, bản đồ đô thị, vùng hay thậm chí là các thị trấn nhỏ. Loại tỉ lệ này cũng được sử dụng trong các quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, chẳng hạn như quy hoạch tổng thể hay các khảo sát quang trắc trên không.

Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500 này thường thấy khi cần tổng quan về công trình và vị trí của nó trong mạng lưới đô thị như khu phố. Đặc điểm của tỉ lệ này là làm nổi bật các cơ sở hạ tầng và các thành phần khác. Tỉ lệ này hữu ích cho các cuộc khảo sát về chiều cao công trình cũng như khu đất sử dụng.


*

Tỉ lệ 1:250 đến 1:200 thường tập trung cho mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng trong các tòa nhà lớn. Thậm chí có thể xem xét đến các thành phần không gian và bố cục.

Tỉ lệ từ 1: 150 đến 1: 100 cũng có thể sử dụng cho các phương pháp tiếp cận đầu tiên của các tác phẩm và các công trình nhỏ. Trong trường hợp các tòa nhà lớn hơn, kiến trúc sư sẽ dự tính các bản vẽ và mô hình chi tiết hơn, bao gồm các yếu tố cấu trúc và bố cục được xác định rõ hơn.

Tỉ lệ 1:75 đến 1:25 với kết cấu, bố cục và sự liên hệ giữa các tầng hoặc cũng có thể phóng to các phòng để chi tiết hơn các thành phần cụ thể, chẳng hạn như hệ thống ống nước, điện hoặc kết cấu.

Tỷ lệ 1:20 và 1:10 là đại diện cho đồ nội thất, trình bày hoạt động của các thành phần cũng như cấu trúc, thể hiện chi tiết bản vẽ.

Tỉ lệ 1:5 đến 1:1 đòi hỏi việc truyền đạt các chi tiết kỹ thuật với độ chính xác cao hơn.

Tùy vào quy mô công trình cũng như yêu cầu thực tế khi thiết kế để chọn tỉ lệ phù hợp. Tỉ lệ thường dùng nhất là 1:100 cho các hồ sơthiết kế nhà, biệt thự hay nhà phố hiện đại.

Ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Quy định về các nét vẽ trong thiết kế

*

Nếu trong bản vẽ có nhiều nét vẽ trùng nhau, kiến trúc sư sẽ ưu tiên thứ tự sau:Nét liền đậm (đường bao thấy, cạnh thấy)Nét đứt (đường bao khuất, cạnh khuất)Nét chấm gạch mảnh (giới hạn mặt phẳng cắt có hai nét đậm ở hai đầu)Nét chấm gạch mảnh (đường tâm, trục đối xứng)Nét liền mảnh (đường kích thước)

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ

Trong bản vẽ thiết kế xây dựng, kích thước sẽ có 3 thành phần đó là đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Các kiến trúc sư khi biểu diễn một kích thước trên bản vẽ cần thực hiện theo thứ tự đó là: vẽ đường dóng, vẽ được kích thước sau với đến ghi con số kích thước.

Xem thêm: thần nông là ai


*

Trong phần kích thước này cũng có những quy định chung đó là:Kích thước ghi trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễnĐơn vị đo kích thước dài là mm, không ghi đơn vị sau con số kích thướcĐơn vị đo cao trình là m, không ghi đơn vị sau con số kích thướcĐơn vị đo kích thước góc là độ, phút, giây và phải ghi đơn vị sau con số kích thước

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Cửa sổ, lỗ trống trong bản vẽ cũng có những ký hiệu riêng. Dưới đây là những ký hiệu mà bạn thường gặp trong quá trình đọc bản vẽ, bạn nên nắm được.