Nguồn Gốc Cụm Từ “ Báo Lá Cải Là Gì, Thế Nào Là Báo “Lá Cải”

Thì báo lá cải, cách gọi đấy đã có từ thời báo chí Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Khái niệm "lá cải" chắc chắn có từ phương Tây, bởi đây là nơi báo chí xuất hiện.
*
Anh Quốc là quê hương của báo lá cải thực thụ.
LĐCT xin được trích bài viết Trả lại tên cho "lá cải" của Nguyễn Hùng (theo bbc vietnammese.com ngày 30 tháng 5 năm 2012) để làm rõ hơn khái niệm này trong báo chí đương đại. Đầu đề của LĐCT.Vài tuần trước ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21.6, một cuộc khẩu chiến nổ ra giữa một số báo trong nước về điều được gọi là “lá cải” trong làng báo Việt Nam. Nhưng cũng có những người lý luận rằng tại Việt Nam chưa có thứ gọi là báo lá cải. Người lại bảo không có tin lá cải mà chỉ có cách khai thác tin lá cải.Vậy báo lá cải có từ khi nào, thế nào là “lá cải” và có phải cứ “lá cải” đã là tiêu cực?Theo Phó Giáo sư Frank Esser từ Institut fuer Publizistik thuộc Đại học Johannes Gutenberg (Đức), mặc dù nhen nhóm ở Hoa Kỳ trong những năm 1890 với phong trào báo hạ cấp Yellow Journalism, sự hình thành toàn diện của báo lá cải bắt đầu ở Anh năm 1903 khi Lord Northcliffe lập ra tờ Daily Mirror và biến nó thành báo lá cải bán chạy nhất. Từ tiếng Anh của lá cải, tabloid, được xem là xuất phát từ một thương hiệu dược phẩm chỉ loại thuốc được cô lại thành viên hay viên con nhộng.Irving Fang, tác giả cuốn “Lịch sử Truyền thông đại chúng: Sáu cuộc cách mạng thông tin”, nói tính gây nghiện và dễ nuốt của thuốc đã được chuyển sang cho truyền thông vào hồi đầu thế kỷ 20 khi người ta dùng từ tabloid để chỉ báo khổ nhỏ A3 vốn dễ đọc trên tàu điện ngầm và xe buýt so với báo khổ lớn A2. Các báo lá cải có cùng xu hướng tập trung khai thác scandal, tội phạm, người nổi tiếng và “buôn chuyện”. Anh quốc được coi là nước có sự phân biệt rõ ràng nhất giữa báo lá cải và báo chính thống, những tờ báo mà trong những năm gần đây cũng đã chuyển từ khổ A2 sang A3 với phương châm “vẫn tờ báo đó, vẫn những câu chuyện đó, chỉ có khác khổ”.Ông Esser dẫn lời Marvin Kalb, giám đốc Trung tâm Shorenstein về Báo chí, Chính trị và Vấn đề Công của Đại học Harvard định nghĩa “lá cải hóa” là “sự xuống ngôi của tin tức thời sự và sự lên ngôi của tin giải trí, sex và scandal”.Phó giáo sư Esser cũng dẫn lời ông Howard Kurtz, tác giả cuốn “Media Circus - The Trouble with America”s Newspapers” (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói sự “lá cải hóa” đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển. Các chuyên gia nghiên cứu báo chí cũng chỉ ra rằng thuật ngữ “lá cải” quá rộng, không chính xác và có nhiều hàm ý chỉ giá trị trong đó.Họ cũng nói sự phân biệt giữa báo lá cải và báo chính ngạch không phải khi nào cũng rạch ròi.Stephen Harrington, giảng viên Đại học Công nghệ Queensland, Australia, khái quát các đặc điểm của báo lá cải, mà ông cũng gọi là báo “đại chúng” và báo chính ngạch, hay báo “chất lượng”.Các giá trị của báo “chất lượng” và đại chúngĐại chúng Chất lượngKhổ nhỏ (Lá cải) Khổ lớnGiải trí Thời sựVô giá trị Giá trịCá nhân Chính trịRiêng tư Công chúngVăn hóa đại chúng Văn hóa thượng lưuCảm xúc Lý tríKiến thức sơ đẳng Kiến thức chuyên sâuNgười nổi tiếng Trí thứcNgười tiêu dùng Công dânVụn vặt Nghiêm túcNữ tính Nam tínhLợi nhuận Dịch vụChính trị vi mô Chính trị vĩ môMuốn CầnVề mặt hình thức, các báo lá cải cũng nhiều ảnh, ít chữ, tít bài thường giật gân, câu khách, kích động trong khi ảnh thường là của các cô gái “thiếu vải” và “lộ hàng”.Báo chạy theo xu hướng lá cải ở Việt Nam có gần như đủ 15 đặc tính của báo đại chúng, chỉ trừ có “chính trị vi mô”. Chính trị vi mô ở đây có thể hiểu là nhìn vào những nét đời thường của đời sống chính trị và cá nhân hóa các nhà chính trị.Ngay cả trong thế giới tư bản, xu hướng lá cải tại các nước cũng khác nhau. Chẳng hạn báo chí Đức ít “moi móc” đời tư của các nhà chính trị hơn báo Anh.