Theo chính sử, Cao Biền là một viên tướng tài nhà Đường (Trung Quốc), làm quan cai trị Việt Nam vào thế kỷ IX, có công đánh thắng quân Nam Chiếu và xây thành Đại La. Tuy nhiên, trong văn học viết và văn học dân gian, Cao Biền “nổi danh” là một phù thủy “giỏi thuật số, thông địa lý, thường cưỡi diều giấy bay trên không trung để yểm các nơi thắng cảnh...”, dùng “thần quyền” và “tâm linh” nhằm diệt ý chí giành độc lập của dân ta. Song mọi mưu đồ trấn yểm của Cao Biền đều bị thánh thần và người Việt Nam đánh bại.
Tiểu sử Cao Biền
Bạn đang xem: Cao Biền Là Ai - Phần 1: Công Lao Của Cao Biền Đối Với An Nam
Cao Biền (821-887) là người Bột Hải, sau ngụ ở U Châu (Bắc Kinh ngày nay), xuất thân trong một gia đình dòng dõi võ quan. Sách “Đại Việt Sử ký toàn thư”, tập 1 chép: “Cao Biền tự là Thiên Lý, cháu của Nam Bình Quận vương Cao Sùng Văn dưới thời vua Đường. Thuở nhỏ, Cao Biền học giỏi, chăm chú luyện kiếm bắn cung. Cao Biền có tài bắn cung xuyên đôi ngỗng đang bay trên trời, được người đời coi là bậc kỳ tài.
Cao Biền được cử làm Tiết độ sứ Giao Châu (tên gọi của nước ta lúc bấy giờ) thay cho Trương Nhân bị mất chức vì không dẹp được trộm cướp ở khu vực này. Sau khi đã bình định xong Giao Châu, Cao Biền cho xây thành Đại La để tập trung quyền lực về một mối”.
Tuy theo nghiệp võ như cha, ông, song Cao Biền là người giỏi văn, thường bàn luận chuyện lý đạo với các nho sĩ. Ông là nhà thơ Đường có nhiều bài thơ há nổi tiếng. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu 7 chữ) Biên phương xuân hứng trích đăng dưới đây cho thấy tài năng của Cao Biền: “Thảo sắc thanh thanh liễu sắc nùng/ Ngọc hồ khuynh tửu mãn kim chung/ Sinh ca liệu lượng tuỳ phong khứ/ Tri tận quan sơn đệ kỷ trùng”.
Nguyễn Cẩm Xuyên dịch là “Hứng xuân chốn biên thùy”: Cỏ sắc xanh xanh, liễu sắc nồng/ Rượu ngon hồ ngọc rót đầy chung/ Sênh ca réo rắt vời theo gió/ Vọng đến quan san vượt mấy trùng”.
Trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ III, ông được Đường Hy Tông Lý Huyền phong chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, cai quản cả Giao Châu và Quảng Châu từ năm Hàm Thông thứ bảy (866) đến năm Càn Phù thứ hai (875).
Bản thần tích do Chánh hương hội Nguyễn Châu Tuệ của làng Phương Nhị, tổng Ninh Xá, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ) thừa phụng sao sự tích, lập vào năm 1938 kể Cao Biền là người tài, từng đỗ Tiến sĩ và nhắc lại chuyện ông bắn một phát xuyên hai con chim (chim điêu không phải ngỗng).
![]() |
Thần tích làng Phương Nhị kể nhiều về công lao của Cao Biền và nhắc chuyện ông được nhân dân tôn kính gọi là Cao Vương-tên gọi này trùng với câu “thành của Cao Vương” trong Chiếu Dời đô của của vua Lý Thái Tổ: “Sự tích ngài chép ở trong quốc sử, ngài lưu trấn ở Châu Giao ta 7 năm; dảm (giảm) sưu thuế, bớt tạp dịch, yêu dân như con, cho nên người trong nước điều (đều) kính trọng, mà tôn người là Cao Vương, cũng ví như ông Sĩ Vương về đời Đông Hán, sang làm quan thú Châu Giao ta thuở xưa. Mà dân điều (đều) tôn ngài là Vương. Sau ngài lại đổi về trấn đất Thiên Bình. Ngài có người cháu là ông Cao Tầm, từng theo ngài có công giẹp (dẹp) giặc. Ngài dưng (dâng) sớ về tâu vua, để lấy ông Cao Tầm thay ngài 10 năm”.
Thần tích này kể tiếp: “Sau này, nước Nam ta, tưởng nhớ công đức ngài, có tới 3,4 chăm (trăm) xã lập đền thờ ngài; ở hạt tỉnh Bắc Ninh có hơn chăm (trăm) xã thờ ngài, cờ (cầu) đảo việc gì điều (đều) linh nghiệm cả. Chải (Trải) các chiều (triều) vua điều (đều) có sắc phong tặng là Thượng đẳng phúc thần”.
Cao Biền giữ nhiều chức quan, chủ yếu là Tiết độ sứ các quân (đơn vị hành chính đời Đường) như: Tĩnh Hải quân (trước là An Nam đô hộ phủ-Việt Nam ngày nay), Thiên Bình, Tây Xuyên, Kinh Nam, Trấn Hải và Hoài Nam Tiết độ sứ. Ông là Tiết độ sứ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Các chức quan của Cao Biền gắn với các cuộc chiến và ông đã cầm quân tham gia nhiều chiến trận như: dẹp loạn người Đảng Hạng, chiến thắng quân Nam Chiếu xâm lược Giao Châu, đánh quân Thục, dẹp loạn Hoàng Sào...
Xem thêm: chủ ngữ trong câu kể ai là gì
Cao Biền trở thành danh tướng khi đánh thắng quân Nam Chiếu. Song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào và bị thất sủng. Cuối đời, ông mắc sai lầm khi ngày càng trở nên rất tin tưởng vào phương sĩ Lã Dụng Chi cùng 2 kì đảng, đến nỗi Lã Dụng Chi nắm quyền kiểm soát quân trên thực tế, bất cứ ai dám lên tiếng chống lại Lã Dụng Chi đều phải chết.
Do quản lý yếu kém Hoài Nam quân, năm 887, Cao Biền bị Tất Sư Đạc và Tần Ngạn nổi dậy chống lại dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt và ông bị bắt giam. Sau đó, do bị thua trận ở Dương Châu, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc bắt đầu tin rằng Cao Biền dùng ma thuật để chống lại họ.
Cao Biền “nổi danh” ở đất Việt với những trò ma thuật và trấn yểm, “sinh nghề, tử nghiệp”, rốt cuộc chính bản thân ông đã chết vì ma thuật, dù sử sách chính thống ghi rằng những trò này là do thuật sĩ Lã Dụng Chi bày ra.
Theo thần phả làng Vạn Bảo (nay là phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), Cao Biền có một người vợ tên là Lã Thị Nga (còn gọi là Ả Lã, Ả Lã Thị Nương, Lã Đê nương), theo ông sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành Đại La mà ở làng Vạn Bảo dệt lụa và truyền dạy nghề dệt lụa cho dân ở đây, trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông.
Cao Biền về Bắc, bà vẫn ở lại Hà Đông. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Bà Ả Nương sinh ngày 10/8 Âm lịch, mất ngày 25 tháng Chạp. Sau khi bà mất, được thờ làm Thành hoàng làng tại Đền thờ làng Vạn Phúc.
![]() |
Bàn thờ Thừa tướng Lữ Gia trong hang Cắc Cớ, chùa Thầy (Hà Nội). |
Đại chiến quân Nam Chiếu
Dấu ấn của Cao Biền tại Việt Nam là đánh tan quân Nam Chiếu, trở thành danh tướng. Vương quốc của người Bạch và người Di (nằm trong khu vực tỉnh Vân Nam ngày nay) có tên Nam Chiếu khi đó rất phát triển. Người Bạch là cư dân nông nghiệp trong các vùng đất màu mỡ xung quanh hồ Nhị Hải. Mỗi bộ lạc của người Bạch là một tiểu vương quốc, được gọi là chiếu.
Xem thêm: cô dâu bùi thị xuân hồng là ai
Trong 6 chiếu của người Bạch thì Mông Xá ở phía Nam. Năm 737, vua của chiếu Mông Xá là Bì La Cáp lần lượt thống nhất các chiếu kia và thành lập ra vương quốc mới Nam Chiếu.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép: “Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho và đặt tên là Qui Nghĩa. Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn... Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông Quốc rồi lại đổi lại là Đại Lễ...”.
Nam Chiếu phát triển và bành trướng rất nhanh, đầu tiên vào Miến Điện, sau đó là toàn bộ Vân Nam, xuống Lào, vào Thái Lan, rồi ngược về phía Bắc tới Tứ Xuyên (Trung Quốc). Năm 764, Nam Chiếu thiết lập kinh đô thứ hai tại Côn Minh (Trung Quốc). Năm Kỷ Dậu (829), quân Nam Chiếu chiếm đóng Thành Đô (Trung Quốc).
Bình luận