Supply Chain (chuỗi cung ứng) và Logistics là cặp đôi thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây. Nhưng thực sự nhiều người chưa nắm rõ Supply Chain là gì? Nó khác gì với Logistics? Và các loại hình dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực này ở Việt Nam hiện nay là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về những vấn đề trên.
Bạn đang xem: Chuỗi Cung Ứng Đạt Hiệu Quả Cao? Hiểu Supply Chain Để Định Hướng Tương Lai

Định Nghĩa Supply Chain, Logistics Và Supply Chain Management:
Trong cuốn “Logistics – những vấn đề cơ bản” của NXB Lao Động định nghĩa:
Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng đến tay người tiêu dùng cuối cùng của từng doanh nghiệp thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Supply chain là mạng lưới các tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào và thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng và các hoạt động của những tổ chức đó.
Supply chain và Logistics có sự tương đồng khá lớn. Có nhiều quan điểm khác nhau về mối tương quan của 2 thuật ngữ này. Nhưng trong bài viết này, tôi đồng ý với quan điểm: Logistics là một phần của Supply chain. Logistics nhấn mạnh đến tối ưu hóa của quá trình, còn supply chain chỉ nói đến quá trình, đến các mối liên kết.
Bảng dưới đây thể hiện sự khác nhau của Logistics Management và Supply Chain Management:

Vai Trò Của Supply Chain Management (SCM) Trong Hoạt Động Kinh Doanh – Sản Xuất
Xem thêm: là anh là anh chứ không ai chồng em chồng em trong tương lai
SCM hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ khi chuỗi cung ứng hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào một cách hiệu quả. Theo đó, các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn nhà sản xuất.
Suppply Chain Management là then chốt đắc lực tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế, tăng tính cạnh tranh của một quốc gia.
Tuy nhiên bản chất của SCM có tính hai mặt, nếu doanh nghiệp biết quản lý tốt các nghiệp vụ này thì năng xuất kinh doanh tại doanh nghiệp rất cao. Trường hợp không quản lý khoa học do quyết định sai nguồn cung ứng vật liệu, kho bãi, vận tải… sẽ gây lãng phí, vận hành chồng chéo, kém hiêu quả. Đó cũng là cơ hội, tiềm năng to lớn cho thị trường việc làm. Đặc biệt là thị trường logistics mới nổi và đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam.
Các Loại Hình Dịch Vụ Khách Hàng Trong Lĩnh Vực Này Ở Việt Nam

Cơ Hội Việc Làm Lĩnh Vực Supply Chain:
Các vị trí phổ biến: Chuyên viên dự báo nguồn hàng; hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu; lên kế hoạch sản suất; nhân viên purchasing; nhân viên kho, bãi; nhân sự làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,…
Như vậy, thông qua bài viết. Hy vọng rằng bạn đã có thể hiểu rõ nhất khái niệm Supply chain là gì? Phân biệt được Logistics Management và Supply Chain Management? Và một số thông tin thị trường Supply Chain ở Việt Nam hiện nay.
Xem thêm: phạm tuệ người ấy là ai
Bạn đọc quan tâm tham khảo bài viết: Các cấp độ trong logistic 1PL, 2PL, 3PL,4PL, 5PL là gì.
Bình luận