Technical Writer Là Gì - Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Technical Writer

Technical Writer là người “phiên dịch” tài liệu kỹ thuật thành ngôn ngữ dễ hiểu. Công nghệ và sản phẩm ngày càng phức tạp kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực technical writing. Khi xu hướng này vẫn đang tiếp diễn, cơ hội thăng tiến hoặc chuyển hướng sự nghiệp IT với vị trí Technical Writer vẫn rộng mở cho bạn.

90namdangbothanhhoa.vn đã trò chuyện với Amit Singh, một Technical Writer 9 năm kinh nghiệm, hiện làm việc tại Wizeline – công ty dịch vụ công nghệ hàng đầu thế giới, giúp doanh nghiệp xây dựng các sản phẩm và nền tảng kỹ thuật số đi kèm với tài liệu kỹ thuật chất lượng cao.

Bạn đang xem: Technical Writer Là Gì - Cơ Hội Nghề Nghiệp Cho Technical Writer

Cùng đọc những chia sẻ của Amit để có cái nhìn toàn diện về công việc, kỹ năng cần có và định hướng phát triển sự nghiệp của một Technical Writer.

I. Technical Writer là ai?

Technical Writer là người nghiên cứu về các sản phẩm kỹ thuật hay công nghệ phức tạp, sau đó chuyển thể các khái niệm kỹ thuật chuyên ngành thành ngôn ngữ và định dạng dễ hiểu hơn, dựa trên các template và style guide mẫu.

3 dạng nội dung Technical Writer thường viết:

Tài liệu kỹ thuật cho người dùng cuối: User guide/ User manuals, Online-help, Installation guide, Configuration guide, Troubleshooting guide, Command line interface guide, Administration guide, API guide, Quick start/ getting started guide, release notes…Tài liệu dự án và quy trình: Dự toán dự án, báo cáo dự án, bản trình bày Powerpoint, tài liệu đào tạo, tài liệu lập kế hoạch, mẫu dự án, hướng dẫn văn phong, hướng dẫn cho nhân viên mới…Tài liệu cho Sales và Marketing: Blog/ bài báo phát hành sản phẩm, tài liệu Marketing, bài viết kiến thức nền tảng, Câu hỏi thường gặp (FAQs)…

Công việc của Technical Writer là gì?

Công việc chính của Technical Writer là:

Tham gia scrums, phỏng vấn kỹ sư, thu thập thông tin đầu vàoPhát triển tài liệu dựa trên chủ đề và theo mô hình gia tăng của phương pháp Agile

Để làm điều đó, Technical Writer cần phối hợp với nhiều bên liên quan như software developer, tester, product/ project manager, sales & marketing, chăm sóc khách hàng… để thu thập tất cả thông tin cần thiết.

Để dễ hình dung hơn, chúng tôi hỏi Amit về mối liên hệ giữa công việc của Technical Writer với các team phát triển sản phẩm khác. Tại sao cần một team technical writing riêng khi Dev hay QA/ QC cũng có thể viết các tài liệu kỹ thuật?

Theo Amit, Developer hoặc QA/ QC cũng thường viết các tài liệu như user guides hay release notes, nhưng tốt nhất vẫn nên có một team viết kỹ thuật riêng. 

Xem thêm: bạn là ai trong 9 trụ cột

Vì Dev hay QA/QC chỉ có thể viết phần kỹ thuật họ làm, trong khi Technical Writer có thể viết tất cả. Developer cũng thường giỏi viết code hơn viết văn, còn Technical Writer có nền tảng ngôn ngữ vững chắc và có chứng chỉ chuyên môn cho công việc này.

Theo Amit, các công ty lớn như Cisco có hệ thống quản lý nội dung khổng lồ bằng document, khi đó họ cần có đội ngũ technical writer chuyên nghiệp.

Điều này mang lại 3 lợi ích:

Chất lượng. Amit tin rằng “nếu tập trung vào một lĩnh vực, bạn có thể làm việc hiệu quả hơn”. Vì vậy, một Technical Writer chuyên nghiệp chắc chắn sẽ viết document tốt hơn một kỹ sư.Thời gian và công sức. Khi có team viết kỹ thuật chuyên nghiệp, các tính năng được giải thích cặn kẽ, thậm chí có video hướng dẫn trực quan. Nhờ đó, công ty tốn ít chi phí cho mảng chăm sóc khách hàng hơn.Độ tin cậy. Nếu tất cả các tính năng được ghi lại xác thực và hợp pháp, khách hàng sẽ tin tưởng sản phẩm và doanh nghiệp của bạn hơn.

II. Quy trình phát triển một Tài liệu kỹ thuật 

Ngày nay, quy trình viết kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển. Trong phương pháp Agile, technical writing nên được thực hiện song song với việc phát triển và test sản phẩm trong một sprint 2 tuần.

Năm 2010, mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Tài liệu cho người dùng được viết trong MS Word và xuất dưới dạng PDF. Nhưng bây giờ chúng ta đã có các định dạng đầu ra đa dạng dựa trên công cụ biên soạn XML.

Technical writing là một quy trình tuần hoàn, được gọi tên là DDLC (Document Development Life Cycle – Vòng đời phát triển tài liệu). DDLC gói gọn việc quản lý tài liệu kỹ thuật từ bản viết nháp đầu tiên cho đến bước duy trì và cập nhật.

Xem thêm: toji fushiguro là ai

4 giai đoạn của Vòng đời Phát triển tài liệu:

*
*
*
Với sự phát triển của công nghệ, Technical Writer trở thành “cầu nối” giữa người sáng tạo công nghệ và người dùng. Đây là điều khiến Amit quan tâm đến lĩnh vực technical writing.

Amit bắt đầu hành trình làm Technical Writer vào năm 2010 và gia nhập Wizeline vào năm 2021. Anh ấy yêu cách hoạt động của công ty, văn hóa và giá trị mang lại cho khách hàng thông qua các sản phẩm. 

Trong sự nghiệp của mình, Amit đã làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như viễn thông, mạng, lưu trữ dữ liệu, truyền thông và giải trí, tự động hóa quy trình bằng robot và thương mại điện tử…và với nhiều loại tài liệu khác nhau như User guide, API guide, Blog,….