Visual Merchandising (VM) - một lĩnh vực, một ngành nghề còn rất mới ở Việt Nam - là công việc sắp đặt, thiết kế, trưng bày sản phẩm trong cửa hàng hay ngoài mặt tiền của các cửa hàng thời trang, đồ gia dụng, đồ nội thất... một cách mới mẻ, độc đáo, nhằm gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của cộng đồng, từ đó giúp tăng doanh số bán hàng của thương hiệu. Để cung cấp cho sinh viên cái nhìn hoàn thiện về lĩnh vực mới này trên thị trường thời trang Việt Nam, giúp sinh viên có thêm định hướng lựa chọn công việc, Khoa Mỹ thuật Công nghiệp Trường ĐH Văn Lang tổ chức buổi nói chuyện với hai chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực VM tại Việt Nam: cô Đoàn Thái - Trưởng Bộ phận VM tại Trung tâm Thương mại Parkson Việt Nam và cô Nguyễn Ngọc - Giám đốc điều hành Công ty Golden Point (công ty sở hữu thương hiệu ba-lô và vali Arte, đơn vị chịu trách nhiêm độc quyền hình ảnh outsite cho H&M tại Việt Nam, window display cho các store của Chanel, Chloe, Hermé tại Việt Nam).
Bạn đang xem: Talkshow " Visual Merchandising Là Gì, Visual Merchandising
Dẫn dắt chương trình là TThS. Lê Thị Thanh Nhàn - Trưởng ngành Thiết kế Thời trang Trường ĐH Văn Lang, ThS. Nguyễn Vũ Cẩm Ly – giảng viên ngành Thiết kế thời trang. Hơn 150 sinh viên ngành Thiết kế thời trang nói riêng và sinh viên Khoa Mỹ thuật Công nghiệp nói chung đã hào hứng tham dự.
“Visual Merchandising” – điểm nhấn trong kinh doanh
VM là lĩnh vực đang rất phát triển và có tiềm lực rất lớn trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam ngành còn rất mới và theo các diễn giả, chưa có trường đại học nào có chương trình đào tạo bài bản nào dành cho nó.

Theo cô Đoàn Thái, VM bắt nguồn khá sớm trong nền văn minh của con người, khi hàng hóa được xếp đặt đẹp thì lập tức thu hút sự chú ý của người mua.Cô cho biết, VM không chỉ là nghệ thuật sắp đặt, trang trí sáng tạo của các cửahàng bán lẻ mà còn có sứ mệnh thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, định vị thương hiệu, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Xem thêm: cô xuân trang là ai
Qua buổi talkshow, cả hai diễn giả đều định hướng cho sinh viên cái nhìn tổng quan về lĩnh vực “bán hàng trực quan”; đồng thời trang bị và khuyến khích sinh viên nên tìm tòi học thêm những kiến thức chuyên ngành của mảng VM, bắt kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng trên thị trường thời trang. Sự hấp dẫn của lĩnh vực VM khiến đông đảo sinh viên quan tâm và đặt câu hỏi,từ đó các bạn có thể nắm bắt xu hướng, hiểu rõ hơn về ngành VM, để đưa ra cho mình những cơ hội và thách thức trong việc định hướng theo ngành VM sau khi ra trường.



Xem thêm: ai la trieu phu troll
Ngành Thiết kế thời trang Trường ĐH Văn Lang định hướng đào tạo giúp sinh viên phát triển khả năng thiết kế ứng dụng, đáp ứng nhu cầu công việc tương lai. Trong quá trình học tập, sinh viên được trang bị kiến thức mỹ thuật căn bản, kỹ năng chuyên ngành; được học vẽ bằng tay đồng thời được trang bị các phần mềm tin học chuyên ngành để có thể thiết kế sản phẩm trên máy tính. Thông qua hệ thống đồ án, chuyên đề, sinh viên dần xây dựng khả năng tư duy, phát huy ý tưởng sáng tạo gắn với thực tiễn sản xuất; đồng thời nhanh chóng làm quen với công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu trong quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm mới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Thời trang không chỉ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực thời trang mà còn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực lân cận.
Bình luận